Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân chính sau: Do nhồi máu não (tắc mạch máu) làm ngừng trệ dòng máu đẩy lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch máu) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy, chép ép, gây nhũn mô não.
Đột quỵ là căn bệnh đột ngột, cấp tính, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh không thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.
Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng liệt, tàn tật, thậm chí là tử vong.
Chính vì tính chất đặc biệt nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc đề phòng nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng.
Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ
Những dấu hiệu ban đầu của bệnh đột quỵ
Vì đột quỵ không có triệu chứng báo hiệu nên không ai có thể biết được trước mình sẽ bị đột quỵ. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo ban đầu bạn có thể dễ dàng nhận ra và lập tức sơ cứu ngay để tránh nguy hiểm:
- Dấu hiệu thị lực: Thị lực suy giảm, nhìn mờ dần ở cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này tốt nhất nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
- Dấu hiệu trên khuôn mặt: Mặt có biểu hiện mất cân xứng, méo miệng, nhân trung bị lệch nhẹ qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống dưới. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu miệng bị méo và thiếu cân xứng trên khuôn mặt.
- Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người có dấu hiệu đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó thao tác, khó cử động, Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy khó khăn trong việc đi lại, khó nhấc chân lên được.
- Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp những triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, khó mở miệng, phải gắng sức thì mới nói được.
- Dấu hiệu qua việc nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ tiếng.
- Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội, cơn đau kéo dài. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị bệnh đau nửa đầu.
Các cách phòng ngừa bệnh đột quỵ
- Giữ ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì vậy bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.
Nâng cao sức khỏe phòng ngừa đột quỵ
- Ổn định lượng đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng một trong các cách hữu hiệu cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
- Kiểm soát lượng cholesterol trong máu.
- Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên bệnh mạch máu não. Bỏ hút thuốc lá là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục và để rèn luyện thể chất.
- Ổn định, giữ cân bằng trọng lượng cơ thể.
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bệnh đột quỵ tuy rất đáng sợ nhưng nếu biết cách đề phòng ngay từ ban đầu thì đột quỵ không còn là nỗi lo đối với người già, người cao tuổi cũng như gia đình và người thân.
Đăng nhận xét